Có nên khám sàng lọc tim mạch hay không?

Thứ tư - 06/01/2021 03:26
Khám sàng lọc tim mạch có nên hay không? Bởi bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất hiện nay với tỉ lệ tử vong rất cao. Bệnh thường có diễn biến phức tạp, chi phí điều trị cao, ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. 

Vì sao cần khám sàng lọc tim mạch?

Khám sàng lọc tim mạch là một trong những biện pháp phòng ngừa, phát hiện bệnh và các nguy cơ mắc bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch. Số người mắc bệnh tim mạch ngày càng nhiều và có dấu hiệu trẻ hóa. Khoảng 20% dân số Việt Nam đang mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Hội Tim mạch Việt Nam dự báo, tỷ lệ người trẻ từ 25 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp đang gia tăng.

Như vậy, bệnh tim mạch không chỉ là mối đe dọa với người lớn tuổi mà nó còn có thể “tấn công” bất kỳ ai. Khám sàng lọc tim mạch là một trong những phương pháp bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình.

Các dấu hiệu trên có thể chỉ xuất hiện thoáng qua nên rất khó nhận biết, do đó nhiều người thường không để ý đến chúng. Đến khi triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn, gây khó chịu thì người bệnh mới đến các cơ sở y tế để thăm khám. Lúc này, bệnh đã bước sang giai đoạn phức tạp, việc điều trị trở nên khó khăn. 

Trong khi đó, tầm soát tim mạch giúp nhận diện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn nhịp tim, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp… Đồng thời phát hiện sớm bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh lý cơ tim, bệnh tim bẩm sinh tồn lưu… Vì vậy, các Bác sĩ khuyên chúng ta nên đi khám tim mạch và tầm soát ngay từ sớm để chủ động phát hiện bệnh, kiểm soát hiệu quả và có hướng điều trị kịp thời.

20190816 035240 757753 loi ich cua tap luy max 1800x1800

Dấu hiệu cần đi khám sàng lọc tim mạch ngay

Bệnh tim mạch là nhóm bệnh có liên quan đến mạch máu (tĩnh mạch, động mạch, mao mạch) và tim, gây ảnh hưởng đến hệ thống tim. Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới. Nhiều bệnh nhân tim mạch cho biết họ thường thấy xuất hiện một vài triệu chứng sau đây:

- Khó thở, thở dốc: Cảm giác như có vật gì đó đè nén ngực hoặc khó khăn khi hít thở sâu, kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Tình trạng này có thể xảy ra vào ban đêm, khi nằm ngủ.

- Tim đập nhanh, đánh trống ngực: Nhiều người có cảm giác tim đập nhanh và dồn dập trong lồng ngực, rất có thể cấu trúc tim của họ gặp vấn đề bất thường.

- Đau ngực (đau vùng tim): Cơn đau nhói ở ngực, đặc biệt ở ngực trái có thể là khởi đầu của bệnh mạch vành, giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, viêm cơ tim.

- Choáng hoặc ngất: Bệnh van động mạch chủ và bệnh tim phì đại tắc nghẽn có thể gây ngất và thường xảy ra khi gắng sức hoặc sau gắng sức. Không ít trường hợp hạ huyết áp thường chóng mặt vào buổi sáng.

kham tim mach 2

Nên tầm soát tim mạch bao lâu 1 lần? 

Theo các chuyên gia, tầm soát tim mạch 2 lần/năm là cách kiểm soát bệnh hiệu quả nhất. Đặc biệt, những đối tượng sau cần tầm soát bệnh tim mạch sớm:

  • Người luôn thấy mệt mỏi, khó thở, đau mỏi cơ bắp, thường bị chuột rút.

  • Thường xuyên gặp tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp không rõ nguyên nhân.

  • Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm.

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim.

  • Người hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều.

  • Người thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, ít vận động.

  • Người thường tăng huyết áp hoặc tiểu đường.

Khám tầm soát tim mạch gồm những gì?

Khi tầm soát tim mạch, Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng sức khỏe, đưa ra phác đồ điều trị (nếu có bệnh) và theo dõi sau thăm khám. Các hạng mục khám tầm soát các bệnh lý về tim mạch bao gồm:

  • Khám lâm sàng

 Tìm hiểu tiền sử gia đình, đánh giá thể trạng, đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể, khám tim mạch, đo huyết áp.

  • Chẩn đoán hình ảnh

- Đo điện tâm đồ ECG: Ghi lại hoạt động điện của tim, tìm ra nguyên nhân của triệu chứng đau ngực, đánh trống ngực.

- Chụp X-quang tim phổi: Phát hiện các bất thường ở tim, phổi và các cơ quan lân cận.

- Siêu âm tim: Kiểm tra cấu trúc và hoạt động của tim, bác sĩ có thể tìm ra nhiều điểm bất thường trong cơ tim, van tim, nhịp đập và kích cỡ to bất thường.
 

cq5dam web 1280 1280
  • Thực hiện các xét nghiệm:

- Công thức máu: Đánh giá sức khỏe tổng thể, phát hiện một số rối loạn bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu, bệnh bạch cầu.

- Đường huyết: Đo lượng glucose trong máu.

- Mỡ máu: Quan tâm 4 chỉ số Triglyceride, Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c).

- Acid Uric: Đánh giá nồng độ acid uric máu trong cơ thể.

- Chức năng thận: Đo Creatinin huyết thanh, ure máu (BUN).

- Men gan: Phản ánh tình trạng của gan thông qua chỉ số đo 2 loại enzym AST, ALT.

- Tổng phân tích nước tiểu: thông qua 10 thông số.

  • Đo điện tim Holter ECG

Ghi điện tâm đồ liên tục trong khoảng thời gian nhất định (thường là 24 – 48 giờ), rất có giá trị để chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, suy tim, bệnh cơ tim phì đại…

Để việc tầm soát tim mạch đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tìm đến các chuyên khoa hoặc phòng khám tim mạch uy tín, tránh lựa chọn không đúng cơ sở y tế khiến việc thăm khám trở nên qua loa, mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí.

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý tim mạch, tầm soát bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim… Để phục vụ cho việc chẩn đoán chính xác các bệnh về tim mạch, Bệnh viện đã trang bị nhiều thiết bị thế hệ mới giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Trung tâm để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây