Theo thuật ngữ Y Học, dấu ấn ung thư (hay còn gọi là chất chỉ điểm khối u trong máu) là chất có chứa các tế bào ung thư, mô cơ và dịch cơ thể. Các dấu ấn ung thư thường được sử dụng làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả điều trị. Đồng thời, các y bác sĩ sẽ dùng nó để tiên lượng, theo dõi tái phát và di căn của bệnh đã được chẩn đoán trước đó. Tuy nhiên, số lượng chất chỉ điểm có thể tăng do viêm nhiễm hoặc các bệnh lý lành tình. Hơn nữa, đối với một số trường hợp người bệnh mắc ung thư ở giai đoạn cuối, nhưng chất chỉ điểm vẫn không tăng. Chính vì vậy mà xét nghiệm máu đóng một vai trò giá trong biện pháp tầm soát ung thư.
Theo các chuyên gia Y tế, khi tế bào ung thư hình thành và phát triển sẽ sinh ra một số chất trong máu. Vì vậy mà khi tiến hành xét nghiệm, các chỉ số này sẽ được hiển thị trong kết quả - thông báo nguy cơ và khả năng mắc ung thư của người bệnh. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, không một xét nghiệm máu nào cho kết quả đáng tin cậy hoàn toàn trong tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm.
Nhưng đây vẫn được đánh giá là biện pháp hữu hiệu cảnh báo cho người bệnh biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Từ nguy cơ được cảnh báo, người bệnh sẽ được cho tiến hành làm các kỹ thuật y khoa khác như nội soi, sinh thiết, chụp X-quang, chụp CT scan, chụp PET… để xác định kết quả chính xác.
Chính vì vậy mà việc xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư vẫn thường được sử dụng trong các trường hợp xác định hay theo dõi điều trị ung thư. Thậm chí, phương pháp này còn được chỉ định với bệnh nhân có nguy cơ cao. Song, đối với những người đang khỏe mạnh thì biện pháp này cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, để việc tầm soát ung thư có hiệu quả, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những dấu hiệu khác thường, tiền sử bệnh của cá nhân và người thân trong gia đình. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo độ tuổi và tình trạng hiện tại. Đồng thời tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý để có những tác động tốt đến sức khỏe.
Phát hiện sớm ung thư sẽ giúp người bệnh tham gia điều trị sớm và có cơ hội lấy lại cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt khi mà có một số loại ung thư có thể tầm soát bằng cách xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm thì biện pháp này càng trở nên quan trọng.
Trong những trường hợp sau, các bác sĩ sẽ chỉ định tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu:
- Chỉ số CEA tăng cao trong máu: Nguy cơ ung thư trực tràng, thực quản, vùng đầu cổ, vú, phổi, gan, dạ dày, tụy, buồng trứng.
- Chỉ số CA đạt 12-5: Nguy cơ bệnh nhân mắc ung thư phổi, buồng trứng, vú.
- CA đạt 19-9: Có thể xuất hiện ung thư dạ dày hay tuyến tụy.Nhiều người cho rằng, mắc bệnh ung thư được coi là “án tử” của cuộc sống. Nhưng trên thực tế, nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Hơn nữa, thời gian và chi phí điều trị cũng tiết kiệm hơn rất nhiều. Chính vì vậy mà tầm soát ung thư bằng cách xét nghiệm máu được đánh giá là biện pháp tối ưu để cải thiện sức khỏe của người bệnh, mang đến cho họ cơ hội sống.
Tuy nhiên, phải thực hiện tầm soát ung thư đúng quy trình mới có hiệu quả. Nếu không sẽ lãng phí, đồng thời còn gây hại cho sức khỏe. Người bệnh có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế này sẽ được kết hợp các xét nghiệm và khám lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào độ tuổi, dấu hiệu và tình trạng sức khỏe mà các khâu trong quy trình kiểm soát bệnh có thể thay đổi.
Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Thái Nguyên được đánh giá là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ y tế tầm soát ung thư đảm bảo được độ an toàn, chính xác và hiệu quả.
Đến đây, người bệnh sẽ được tiếp đón, khử trùng và khám lâm sàng. Kết hợp với các chỉ định siêu âm, chụp X-quang, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính… để kiểm tra tổng quát về tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chuyên sâu theo từng loại dấu ấn ung thư.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn